I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
1. Vị trí địa lý
Xã Long Phước là xã nông nghiệp tiếp giáp với Thị trấn Long Hồ và thành phố Vĩnh Long với tứ cận như sau: - Phía Đông giáp xã Phú Đức, thị trấn Long Hồ và huyện Mang Thít. - Phía Tây giáp xã Phước Hậu. - Phía Nam giáp xã Phú Đức và xã Lộc Hòa. - Phía Bắc giáp xã Thanh Đức, xã Phước Hậu và thành phố Vĩnh Long. Tổng diện tích tự nhiên 1319,2 ha. Toàn xã có 09 ấp: Long Thuận, Long Thuận A, Long Thuận B, Phước Ngươn, Phước Ngươn B, Phước Lợi A, Phước Trinh, Phước Trinh, Phước Trinh A, Phước Trinh B. Trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 53 chạy ngang qua với chiều dài khoảng 2,3 km, đây là tuyến đường giao thông quan trọng trong vùng và là cầu nối giữa hai cụm kinh tế là thành phố Vĩnh Long và trung tâm huyện Long Hồ (Thị trấn Long Hồ). Với vị trí tương đối thuận lợi, Long Phước có lợi thế trong giao lưu kinh tế đa dạng, phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhất là khu vực ven tuyến Quốc lộ 53.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Khí hậu
Xã Long Phước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Kết quả thống kê về khí tượng thuỷ văn qua các năm, cho thấy: - Nhiệt độ dao động trong khoảng 17,7 - 37,2oC và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,30oC; - Bức xạ trên địa bàn tương đối cao, bình quân số giờ nắng là 7,5 giờ/ngày và 2.550 - 2.700 giờ/năm. Lượng bức xạ hàng năm đạt 79.600 cal/m2 ; - Độ ẩm không khí dao động trong khoảng 77 - 88%, bình quân 81-85%; - Lượng mưa trung bình đạt 1.550 - 1.650 mm/năm.
2.2. Địa hình địa chất:
a. Địa hình:
Long Phước có địa hình đồng bằng, tương đối cao và bằng phẳng, cao độ dao động trong khoảng 0,8 - 1,8m, được chia làm 3 cấp địa hình như sau - Cao trình 0,8 - 1,0 m: phân bố ở các khu vực nội đồng của xã; - Cao trình 1,0 - 1,4 m: đây là cấp địa hình chủ yếu của xã và phân bố đều ở các ấp. - Cao trình 1,5 - 2 m: phân bố chủ yếu tại trung tâm xã và dọc đường Quốc lộ 53, đường Huyện 25B, đường Huyện 29.
b. Thủy văn:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, thông qua hai sông chính chảy qua địa bàn xã là sông Ông Me, sông Long Hồ. Đây là hai con sông có chức năng truyền tải, cung cấp nguồn nước ngọt quanh năm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó trên địa bàn xã còn có mạng lưới sông rạch chằng chịt phân bố đều khắp tạo điều kiện hết sức thuận lọi cho xã phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa giống cây trồng vật nuôi. Về mưa: Mùa mưa thường bắt đầu từ đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 hàng năm, lượng mưa bình quân ở mức 1.300-1.500 mm, bình quân thời gian mưa trên dưới 180 ngày/năm.
c. Các nguồn tài nguyên:
- Tài nguyên đất: có 2 loại đất chính gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn tiềm tàng. + Nhóm đất phù sa: chiếm 15,94% diện tích phân bổ chủ yếu ấp Long Thuận B, Long Thuận A, Phước Ngươn. + Nhóm đất phèn tiềm tàng: chiếm 84,06% diện tích phân bổ đều ở các ấp trong xã. - Tài nguyên nước: Đặc điểm của xã có nguồn nước ngọt quanh năm, khá dồi dào được cung cấp từ sông Tiền, sông Cổ Chiên thông qua sông Long Hồ, sông Ông Me và hệ thống sông ngòi chằng chịt đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên toàn xã. - Tài nguyên nhân văn: Theo niêm giám thống kê của huyện năm 2021 có tổng dân số trên địa bàn xã là 13.639, mật độ dân số 1.034 người/km2 , toàn xã đa số là dân tộc Kinh; dân cư phân bố đều khắp trên địa bàn, chủ yếu ven các trục giao thông thuỷ bộ chính trên địa bàn xã.
d. Thực trạng môi trường
Cũng như đặc điểm chung của tỉnh, huyện, môi trường không khí xung quanh ở xã tổng hợp kết quả quan trắc môi trường cho thấy bị ô nhiễm nhẹ bởi khí SO2 và tiếng ồn ở các trục giao thông chính, còn các khu vực khác đều trong lành. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, huyện tăng dần tỷ trọng khu công nghiệp - dịch vụ và giảm tương đối tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Trong những năm qua do nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao, để đáp ứng nhu cầu đó nông dân tăng cường thâm canh tăng vụ và để duy trì cũng như gia tăng năng suất, nông dân phải sử dụng một lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tương đối lớn và rác thải từ các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen lẫn khu dân cư chưa được thu gom, xử lý triệt để và một bộ phận người dân chưa ý thức trong bảo vệ môi trường đã xả thải vứt rác trực tiếp xuống sông rạch, chính các hoạt động này làm giảm đi lượng thuỷ sản tự nhiên và làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực.
e. Tình trạng sạt lở bờ sông:
Dọc bờ sông Long Hồ và sông Ông Me tình trạng sạt lở ở các bờ sông này rất nhiều nhất là vào mùa mưa do đó cần có giải pháp kè chắn phù hợp.
3. Kinh tế - Xã hội
- Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 1.127 ha chiếm 85,43% diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất trồng cây hằng năm 765 ha, chiếm 67,88% đất nông nghiệp, trong đó: + Đất lúa: 610,8 ha chiếm 79,84% đất trồng cây hằng năm. + Đất màu: 154,2 ha, chiếm 13,68% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. (trồng trên diện tích đất lúa và diện tích đất cây lâu năm. - Đất trồng cây lâu năm: 362 ha, chiếm 32,1% diện tích đất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021: 50,2 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021: 16/3.723 hộ nghèo chiếm 0,43%; hộ cận nghèo còn 27/3.723 chiếm 0,73%1 . - Vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,99%, trong đó hộ cận nghèo đạt 100%, học sinh đạt 100%. - Tỷ lệ hộ dân có điện kế chính: 3.722/3.728 hộ đạt 99,84%. - Hộ dân sử dụng nước sạch từ nhà máy nước tập trung (3.721/3.728 hộ) đạt 99,81%. - Thu gom rác thải trong khu dân cư 3.510/3.728 hộ, đạt 94,15%. - Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Vận động các cá nhân sản xuất nhỏ quan hệ với bên ngoài tìm kiếm thị trường, khai thác vốn đầu tư vào sản xuất, tìm đối tác đầu tư liên kết kinh doanh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển, cơ sở sản xuất công nghiệp duy trì 52 cơ sở; tiểu thủ công nghiệp 66 cơ sở, đã giải quyết việc làm ổn định cho 467 lao động. - Về thương mại - dịch vụ: Các cơ sở dịch vụ, buôn bán và bán lẻ tiếp tục phát triển mở rộng thêm các cơ sở hoạt động; toàn xã có 475 cơ sở; đã giải quyết việc làm ổn định cho 1.092 lao động.
4. Lịch sử hình thành
Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, thôn Phước Hậu được thành lập năm 1736 thuộc tổng Bình An, phía đông giáp hai thôn Long Hồ, Bình Đức (Tổng Bình Long), phía tây và bắc giáp địa phận thôn Tân Giai, phía nam giáp địa phận thôn Bình Đức (Tổng Bình Long). Theo Địa bạ Triều Nguyễn đo đạc từ năm 1805 đến 1836 ở thôn Phước Hậu thực canh sơn điền có 57 sở đất tư (chủ điền), diện tích 1120,8 mẫu, 3 sở đất công diện tích 123 mẫu, sơn điền bỏ hoang 285 mẫu, đất hoang nhân 3 khoảnh, đất gò đồi 2 khoảnh.
Năm 1973 khi thành lập Long Hồ Dinh lúc bấy giừo ở khu vực dân cư đã khá đông, sông tập trung thành từng xóm, từng thôn và đã có tên xóm tên thôn. Sau đó quan triều Nguyễn đến xác định rõ lại địa giới và tên từng thôn và thôn Phước Hậu được ghi vào sách sử từ đó. Năm 1779 Long Hồ Dinh được đổi tên thành Hoàng Trấn Dinh, năm 1808 đổi thành Trấn Vĩnh Thanh lúc bấy giờ Trấn Vĩnh Thanh gồm cả khu vực tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và An Giang ngày nay. Năm 1820 nhà Nguyễn chia Trấn Vĩnh Thanh ra làm 2 tỉnh: Vĩnh Long và An Giang. Năm 1868 tỉnh Vĩnh Long chia ra làm 3 Hạt: Hạt Vĩnh Long, Hạc Lạc Hoá, Hạt Hoằng Trị. Ngày 20/12/1889 Hạt Vĩnh Long chia thành 3 tỉnh: tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre và tỉnh Trà Vinh. tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giừo có 4 quận 14 tổng và 105 thôn, thôn Phước Hậu là một trong 14 thôn của Tổng Bình An, quân Châu Thành. Kể từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn điều chỉnh địa giới và đổi tên một số cấp hành chính, bỏ cấp tổng, tất cả các thôn đều gọi là xã. Tỉnh Vĩnh Long có 7 quận, 65 xã, lúc bấy giờ xã Phước Hậu là một trong 14 xã của quận Châu Thành, diện tích tự nhiên 17,3 km2 , dân số 6.204 người. Về phía cách mạng, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, để tạo thuận lợi trong chỉ đạo kháng chiến năm 1947 ta chia quân Châu Thành ra làm 2 quận: Quận Nhứt và Quận Nhì; xã Phước Hậu cùng với các xã Tân Hoà, Tân Ngãi, Tân Hạnh, Tân An, Lộc Hoà, Phú Quới, Phú Đức, Long An thuộc Quận Nhứt. Ngày 17/8/1951 theo Nghị định 199/NĐ của Uỷ ban hành chính kháng chiến Nam Bộ sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh lấy tên là tỉnh Vĩnh Trà và điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện. Theo Nghị định này xã Phước Hậu thuộc huyện Cái Ngang. Đến năm 1954 xã Phước Hậu thuộc huyện Châu Thành. Giữa năm 1967 để lập vùng trọng điểm cho đợt tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, các xã Tân Hạnh, Tân Ngãi, Phước Hậu, Long Hồ, Long Mỹ của huyện Châu Thành giao về Thị xã Vĩnh Long. Qua năm 1968 các xã trên trở về huyện Châu Thành. Trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, địa giới hành chính của xã Phước Hậu hầu như không có thay đổi bao gồm 6 ấp: Phước Ngươn A, Phước Ngươn B, Phước Lợi A, Phước Lợi B, Phước Hanh và Phước Trinh. Như vậy địa giới hành chính của xã Phước Hậu trước ngày giải phóng gồm xã Phước Hậu hiện nay và phần lớn xã Long Phước hiện nay (trước năm 1977 chưa có tên xã Long Phước). Ngày 11/3/1977 xã Phước Hậu được sát nhập với xã Long An lấy tên là xã Long Phước. Xã Long Phước có 09 ấp: Long Thuận, Long Thới, Phước Ngươn A, Phước Ngươn B, Phước Lợi A, Phước Lợi B, Phước Hanh và Phước Trinh. Ngày 17/4/1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó tách ấp Phước Hanh, Phước Ngươn A, nửa ấp Phước Lợi A, 4/5 ấp Phước Lợi B thành lập xã Phước Hậu thuộc thị xã Vĩnh Long, phần còn lại là xã Long Phước thuộc huyện Long Hồ. Xã Long Phước lúc mới chia tách gồm ấp Phước Ngươn B, Phước Trinh A, Phước Trinh B, Long Thuận và một phần của ấp Phước Lợi A. Sau 2 đợt chia tách ấp từ năm 1991 và năm 1997 từ đó đến nay xã có 09 ấp: Long Thuận, Long Thuận A, Long Thuận B, Phước Lợi A, Phước Ngươn, Phước Ngươn B, Phước Trinh, Phước Trinh A, Phước Trinh B. Xã Long Phước được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1986.
5. Cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp và xây dựng mới theo quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
5.1. Về giao thông đường bộ:
Xã có Quốc lộ 53 đi ngang khoảng 2,5 km. Theo quy hoạch xã có 07 tuyến đường liên xã, tổng chiều dài 12,2 km, đã thi công hoàn thiện 12,2 km đạt 100%. Xã có 06 tuyến đường liên ấp tổng chiều dài 14,9 km, đã thi công thực hiện 14,9 km, đạt 100%. Xã có 11 tuyến đường liên xóm với tổng chiều dài 16,5 km được xây dựng trên nền đường mới đắp (kết hợp đê bao thủy lợi).
5.2. Về giao thông đường thủy:
Xã có hai sông chính là sông Long Hồ và sông Ông Me, là tuyến giao thông thủy chính của xã, tạo cho xã có hệ thống giao thông thủy đi các nơi trong khu vực rất thuận lợi.
5.3. Về thủy lợi:
+ Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất phục vụ dân sinh, tổng chiều dài các tuyến đê bao khép kín hiện có 30,43 km. + Cống đập: toàn xã có tổng cộng 23 cống đập, trong đó có 02 cống hở, 21 đập kiên cố.
5.4. Về phát triển điện:
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau các năm qua Nhà nước và nhân dân đã phát triển chương trình điện khí hóa nông thôn. Đến nay toàn xã có 99,8% hộ dân có điện thắp sáng.
- Có 41 trạm biến áp đạt yêu cầu.
- Có 15,5 km dây trung thế, trong đó có 4,3km điện trung thế 3 pha.
- Có 38,8 km dây hạ thế, tất cả đều đạt chuẩn kỹ thuật của ngành điện.
- Hiện trạng hộ sử dụng điện chiếm tỷ lệ 99,8% (có 06 hộ câu đuôi, số hộ chưa có điện: 0).
5.5. Về nước sinh hoạt nông thôn:
Toàn xã hiện có 03 nhà máy nước (Ấp Long Thuận A, Ấp Long Thuận B, Ấp Phước Trinh A). Có 100% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hộ sử dụng nước sạch theo chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 99,81%.
5.6. Về nhà ở
Nhà đạt chuẩn Bộ xây dựng, chiếm 97,75%, nhà không đạt chuẩn của Bộ Xây dựng là 84 căn, không còn nhà tạm, dột nát.
6. Tiềm năng và cơ hội đầu tư
Đường bộ có Quốc lộ 53 đi qua (qua xã dài 2,5km), trục đường này nối liền Thành phố Vĩnh Long - Huyện Long Hồ; Tỉnh Vĩnh Long - Tỉnh Trà Vinh, nối ra quốc lộ 1A. Đường thủy có hai sông chính là sông Long Hồ và sông Ông Me, là tuyến giao thông thủy chính của xã. Với giao thông hệ thống giao thông này tạo cho xã có hệ thống giao thông thủy - bộ đi lại các nơi trong khu vực rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành hàng dịch vụ phát triển như giao thông vận tải, giao thương buôn bán… Vị trí xã Long Phước nằm giữa Thành phố Vĩnh Long và Thị trấn Long Hồ. Với vị trí như trên, xã Long Phước là cầu nối quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Huyện trong thời gian tới. - Nông nghiệp (thế mạnh trồng lúa, vườn cây ăn trái, hoa màu). - Vùng trồng cây ăn trái phân bố khắp các ấp trong xã và tập trung chủ yếu ven các sông rạch. - Với đặc điểm dân cư phân bố tập trung chủ yếu ven các trục giao thông thủy bộ, nên có tiềm năng phát triển khu dân cư nông thôn tại các khu vực như: Quốc lộ 53 và các tuyến giao thông nông thôn, các tuyến sông (sông Long Hồ, sông Ông Me,..). Bên cạnh đó phải đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước sạch, y tế, giáo dục, hệ thống thông tin truyền thông,...) đủ để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội.
7. Định hướng phát triển *Dự báo tình hình
- Thuận lợi: Giai đoạn 2020-2025, Long Phước tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có là vùng ven Thành phố Vĩnh Long và trong điều kiện kinh tế của tỉnh và huyện tiếp tục tăng trưởng thúc đẩy kinh tế xã phát triển, nhất là tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư góp phần tác động tích cực trong sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức sống Nhân dân. Đội ngũ cán bộ xã từng bước được đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Xây dựng các phong trào nhất là phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” ngày càng có hiệu quả và chất lượng. - Khó khăn: Kinh tế có phát triển nhưng tính bền vững chưa cao. Khả năng cạnh tranh hàng hóa nông sản còn thấp trong điều kiện hội nhập kinh tế. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chất lượng chưa cao, tình trang thiếu việc làm đối với nông thôn vẫn còn. Trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
7.1. Phương hướng:
Tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của xã, phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu.
7.2. Mục tiêu:
- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thực hiện nhiều mô hình có hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao. Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dung cơ sở hạ tầng tạo động lực thức đẩy phát triển kinh tế. Phát triển ngành thương mại - dịch vụ, xác định đây là ngành kinh tế trọng tâm của xã. Giữ vững ổn định an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Tập trung chỉ đạo nâng chất các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và các phong trào thi đua yêu nước trong đó Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội làm nòng cốt.
7.3. Khâu đột phá
Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi. Phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông thủy lợi, xây dựng 100% khu dân cư an toàn sang, xanh, sạch, đẹp.
8. Bản đồ hành chính

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DANH BẠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

Chính quyền địa phương cấp xã gồm: Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
* Hội đồng nhân dân xã:
- Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã. Phó Đảng ủy xã Long Phước Bí thư Đảng ủy Phó Bí thư Đảng ủy Văn phòng Đảng ủy Hội đồng nhân dân xã Chủ tịch HĐND xã Phó chủ tịch HĐND xã Ban Kinh tế Ban Pháp chế Ủy ban nhân dân xã Chủ tịch UBND xã Phó chủ tịch UBND xã Công an xã Ban Chỉ huy Quân sự xã Văn phòng
- Thống kê xã Tư pháp
- Hộ tịch xã Tài chính
- Kế toán xã NN-ĐCXD-MT xã Văn hóa
- Xã hội xã Ủy ban MTTQ xã và các Đoàn thể UBMTTQ xã Hội Nông dân xã Hội Phụ nữ xã Hội Cựu chiến binh xã Đoàn thanh niên xã Hội Người cao tuổi Hội Chữ thập đỏ Hội Bảo trợ NTTTEMC Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
- Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã:
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền..
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. 8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
* Ủy ban nhân dân xã:
- Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
2. DANH BẠ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
TT |
Họ tên |
Chức vụ |
Số điện thoại |
Hộp thư điện tử |
1 |
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh |
Bí thư Đảng uỷ xã |
|
ntmhanh.hlh@vinhlong.gov.vn |
2 |
Lê Thu Thuỷ |
Phó Bí thư Đảng uỷ xã
Chủ tịch HĐND xã |
|
ltthuy.hlh@vinhlong.gov.vn |
3 |
Trần Quang Cường |
Phó Bí thư Đảng uỷ xã - Chủ tịch UBND xã |
|
tqcuong.hlh@vinhlong.gov.vn |
4 |
Trần Thị Thanh Nghĩa |
Phó Chủ tịch UBND xã |
|
tttnghia.hlh@vinhlong.gov.vn |
5 |
Nguyễn Thanh Tú |
Phó Chủ tịch UBND xã |
|
nttu.hlh@vinhlong.gov.vn |
6 |
Phạm Hoàng Sơn |
Chủ tịch UBMTTQVN xã |
|
phson.hlh@vinhlong.gov.vn |
7 |
Lê Thị Bảo Trinh |
Chủ tịch Hội Nông dân xã |
|
ltbtrinh.hlh@vinhlong.gov.vn |
8 |
Lê Thị Thanh Hương |
Chủ tịch Hội LHPN xã |
|
ltthuong.hlh@vinhlong.gov.vn |
9 |
Lê Thành Triệu |
Chủ tịch Hội CCB xã |
|
lttrieu.hlh@vinhlong.gov.vn |
10 |
Nguyễn Thành Tài |
Bí thư Xã đoàn |
|
nttai.hlh@vinhlong.gov.vn |
11 |
Nguyễn Chí Hiền |
CC. ĐC-NN-XD-MT xã |
|
nchiendcmt.hlh@vinhlong.gov.vn |
12 |
Lạc Huỳnh Phương |
CC. TP-HT xã |
|
lhphuong.hlh@vinhlong.gov.vn |
13 |
Huỳnh Thị Hải Yến |
CC. VP-TK xã |
|
hthyen.hlh@vinhlong.gov.vn |
14 |
Huỳnh Minh Thư |
CC. VP-TK xã |
|
hmthu.hlh@vinhlong.gov.vn |
15 |
Đặng Thị Anh Đào |
CC. VP-TK xã |
|
dtadao.hlh@vinhlong.gov.vn |
16 |
Nguyễn Thị Mỹ Trang |
CC. TC-KT xã |
|
ntmtrang.hlh@vinhlong.gov.vn |
17 |
Đỗ Thị Kim Tuyến |
CC. VH-XH xã |
|
dtktuyen.hlh@vinhlong.gov.vn |
18 |
Trần Công Bằng |
CC. VH-XH xã |
|
tcbang.hlh@vinhlong.gov.vn |
19 |
Huỳnh Ngọc Thịnh |
Chỉ huy trưởng BCHQS |
|
hnthinh.hlh@vinhlong.gov.vn |
|
|
|
|
|